Tadivui.com – Ngoài những điểm đến mê hoặc lòng người thì văn hóa ẩm thực cũng đã góp phần không hề nhỏ giúp níu kéo du khách khi đến với du lịch Bình Định. Nếu bạn đang phân vân không biết nên thưởng thức những đặc sản nào thì hãy xem ngay những ý của Tadivui ngay sau đây nhé.

1. Bún chả cá Quy Nhơn

ảnh: phuongnttmit

Nếu có dịp đến với Bình Định, sẽ là một thiếu sót vô cùng lớn nếu bạn không một lần thưởng thức món bún chả cá Quy Nhơn trứ danh. Điều tạo nên điểm nhấn cho món bún chả cá Quy Nhơn này chính là phần chả cá. Được làm từ những con cá thu bóng bẩy, chắc thịt, ngọt thịt, những miếng chả cá ở đây có độ tròn dày vừa phải và cực kì láng mịn.

Thêm vào đó, nước lèo với vị ngọt tự nhiên do được nấu từ đầu và xương cá thu khiến cho ngay cả những thực khách khó tính cũng phải bị chinh phục.

2. Bánh xèo Mỹ Cang

anh: nunukitchen

Những thành phần làm nên bánh xèo Mỹ Cang đều được chế biến từ chính những đặc sản địa phương. Tôm dùng để làm bánh là loại tôm đất sống tại vùng đầm Thị Nại, gạo là được xay từ loại lúa mọc trên cánh đồng khu Đông, nước chấm của bánh cũng phải được pha chế từ nước mắm nguyên chất do chính người dân nơi này tự tay chưng cất nên.

Thứ bánh xèo ăn kèm là bánh tráng gạo nguyên chất, rau sống và một ít xoài, dưa leo xắt mỏng cùng chén nước mắm màu vàng ươm mang đậm hương vị miền biển. Lúc thưởng thức bánh xèo Mỹ Càng, bạn sẽ cảm nhận vị ngọt của tôm tươi, một chút chua chua của xoài, vị chát chát của chuối cùng cái giòn giòn của gạo đủ lửa. Tất cả những yếu tố ấy đã hòa quyện lại thành một món ăn vô cùng hấp dẫn.

3. Bánh hỏi Diêu Trì

Đây là một món ăn đặc sản nổi tiếng của người dân Bình Định, nhưng lại phổ biến và ngon nhất vẫn là tại Diêu Trì. Người ta sẽ lấy gạo tám thơm vo kỹ sau đó ngâm nước trong một đêm rồi vớt ráo, đem đi xay nhuyễn gạo bằng cối đá. Bột nước sẽ được cho vào trong một bao vải khô rồi để cho ráo nước. Phần bột này sẽ được hấp vừa đủ chín. Người ta nhồi và chia bột thành từng khối khoảng nửa ký còn được gọi là “giảo” bột. Giảo bột này sẽ được cho vào khuôn ép thành bánh và đem hấp vừa đủ chín.

Người dân Bình Định thường ăn bánh hỏi này kèm với thịt nướng nhưng nếu bước vào một quán bánh hỏi ở Diêu Trì, bạn gọi món này sẽ được thưởng thức thêm 2 món nữa là cháo vào lòng.

Cháo này khá loãng và được nấu bằng huyết ninh cùng với thịt nạc băm. Bên cạnh tô cháo sẽ là một đĩa lòng heo gồm: dồi, tim, gan. Những thứ này khi được ăn kèm với bánh hỏi sẽ giúp bánh trở nên ngon ngọt và béo khác thường.

4. Nem chợ huyện

ảnh: gacontravel

Nem chợ Huyện khi thưởng thức sẽ có cảm giác sần sật, dai dai và giòn giòn với vị ngọt thanh đã miệng. Nem tươi ăn đã ngon rồi nhưng khi được nướng với than, ăn kèm bánh, chả ram, rau tía tô, chuối xanh, rau mùi, khế xắt nhỏ, rau răm, dưa leo, xì dầu hoặc nước chấm và vài trái ớt, múi tỏi lại tăng thêm phần hấp dẫn với người thực khách.

5. Cua Huỳnh Đế

Cua Huỳnh đế là một đặc sản khá nổi tiếng tại vùng biển Đề Gi và Tam Quan, Cua Huỳnh Đế sở hữu một bộ áo giáp dày và cứng với màu vàng rực tựa như áo hoàng bào. Xuôi theo mình cua là những chiếc gai nhọn li ti, que và càng to với cạnh sắc như dao.

Cua Huỳnh Đế có rất nhiều cách chế biến như: nướng, hấp… Và đặc biệt, loại cua này còn được người dân địa phương chế biến thành món um mặn dùng để ăn với cơm hay nồi cháo có lớp mỡ hành vàng sánh bên trên, lẫn cùng nước gạch màu đỏ và những thớ thịt cua màu trắng.

6. Rượu Bàu Đá

ảnh: ST

Rượu bàu đá có vị rất nồng, uống vào nhanh say nhưng khi tỉnh sẽ không có cảm giác đau đầu hay mệt mỏi. Để cho ra một thứ rượu ngon như thế này, người nấu rượu phải tuân thủ theo những yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men và dụng cụ để nấu thêm vào đó là những kinh nghiệm nấu rượu gia truyền được truyền từ đời này sang đời khác.

Khi nấu, người nâu sẽ không được dùng nồi nhôm mà phải sử dụng nồi đồng và đậy bằng đất nung. Rượu sẽ được cất bằng ống tre và phải được chưng bằng lửa nhỏ mới vắt cạn được hết những tinh chất nhất của gạo.

7. Bánh ít lá gai

ảnh: thanhsang237

Ai đã từng về vùng đất võ và thưởng thức bánh ít lá gai hẳn sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon, ngọt ngào. Loại bánh này tuy đã trở thành đặc sản chung của người dân miền Trung, nhưng bánh ít lá gai Bình Định vẫn có những nét riêng. Không phải ngẫu nhiên mà ca dao có câu: “Muốn ăn bánh ít lá gai/ Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi”.

ảnh: sky.nyry

Để làm ra được những chiếc bánh ít lá gai đúng chất đòi hỏi người thợ phải khéo tay, tỉ mỉ từng công đoạn, phải có kinh nghiệm và lòng yêu nghề. Bởi cũng chỉ với những nguyên liệu làm bánh đơn giản gồm: bột nếp, lá gai, đường, đậu xanh hoặc dừa, đậu phộng làm nhân, nhưng không phải ai cũng có thể làm nên được những chiếc bánh thơm ngon, đậm đà.

8. Bánh tráng nước dừa

Bánh tráng nước dừa cũng một trong những đặc sản được nhiều người ưa thích và mua về làm quà mỗi khi có dịp ghé thăm Bình Định. Nhờ pha chế thêm nước cốt dừa vào trong bột gạo để tráng bánh mà loại bánh này có hương vị thơm ngon, béo ngậy.

Người làm bánh tráng nước dừa ở Bình Định chăm chút cho từng mẻ bánh. Từ việc chọn gạo ngon nhất, sau đó đem xay nhuyễn đến việc lựa chọn những trái dừa ngon, bào lấy cơm dừa rồi ép lấy nước cốt. Tiếp theo, họ trộn đều hỗn hợp này lại với nhau, thêm một ít xác dừa và một ít mè, cho thêm muối, hành tím thái lát, tiêu hột rồi tráng trên bếp trấu nóng.

Khi tráng bánh, người thực hiện phải làm thật đều tay nhằm để bánh chín đều và các nguyên liệu được trải đều trên chiếc bánh. Một điều quan trọng nữa giúp bánh tráng được giòn thơm, thể hiện hết mùi vị vốn có là phải phơi bánh tráng dưới trời nắng to bởi nếu không đủ nắng thì bánh không ngon.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94