Tadivui.com – “Cần Thơ gạo trắng nước trong / Ai đi đến đó lòng không muốn về”, nếu bạn đã lỡ thưởng thức những đặc sản nổi tiếng của đất vùng đất Tây Đô này rồi, có lẽ sẽ khó dứt áo ra về mà lòng không lưu luyến, bịn rịn cho được.
1. Hủ tiếu khô Sa Đéc
ảnh: mooni_pu
Ở vùng Cần Thơ xa xôi này, có một món ăn mang tên hủ tiêu những tưởng quen thuộc tại nhiều nơi, xong ở nơi đây thì lại khá mới lạ. Đó là bởi hủ tiếu được bày trong đĩa khiến người ta hiếu kỳ, tò mò thưởng thức.
Đây là một loại hủ tiếu khá đặc biệt tại vùng Sa Đéc và cũng là một trong những món đặc sản nổi tiếng của Cần Thơ. Nhìn bát hủ tiếu với những cọng hủ tiếu tươi to, trắng ngà, bên trên là tim, gan, thịt heo thái, thêm chút hẹ, xà lách tươi cắt nhuyễn và hành phi giúp tăng cường sự hấp dẫn cho món ăn.
2. Lẩu mắm Cần Thơ
ảnh: quynhnhu_truong
Muốn mắm nấu lẩu phải có ít nhất là ba loại mắm: mắm trèn để tăng vị ngọt đậm, mắm sặc để có mùi thơm và màu sắc đặc trưng và mắm linh để tạo vị béo đặc biệt của cá đồng. Lẩu mắm ngon là lẩu không quá mặn, nồi lẩu phải có màu nâu đặc trưng, nước sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn, kết hợp với sả.
Sau khi nấu cho ra hết hương vị của mắm, lọc lại thật kỹ; cho thêm nước dừa tươi và nước hầm xương heo (tăng vị ngọt) vào hỗn hợp mắm, nấu nhỏ lửa để mắm và hương vị nước dừa dịu lại, dậy mùi thơm. Nước lèo lẩu mắm đúng độ thì phải có hương vị thơm ngon, đậm đà.
ảnh: zuzu_libra
Ngoài mắm ngon, nồi lẩu không thể thiếu cà tím, thịt ba rọi, cá hú, cá lóc, mực, tôm, chả cá… Đặc biệt là rau xanh sẽ giúp làm tăng thêm vị ngon cho nồi lẩu. Rau ăn lẩu cũng đa dạng, từ quen thuộc đến dân dã với đủ hương vị chua, đắng, ngọt, chát như bắp chuối, rau muống, rau nhút, rau đắng, bông súng, kèo nèo, bông bí, cải xanh, đậu rồng, bông so đũa…
Đặc biệt, thưởng thức lẩu mắm có thể dùng kèm nước mắm ngon hoặc nước mắm me kết hợp với ớt tươi tăng phần thú vị cho món ăn. Hãy thưởng thức lẩu mắm một lần để biết thêm về một phần hồn của ẩm thực miền Tây chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi món ăn này đấy.
3. Lẩu Bần
ảnh: ST
Lẩu bần không phải chỉ hấp dẫn bởi cái tên “trái bần” đồng quê dân dã mà còn là bởi chính hương vị đặc trưng của món ăn. Vị chua của lẩu bần rất thanh và dịu mát. Khi thưởng thức lẩu bần, người ăn sẽ dễ dàng cảm nhận được mùi thơm dịu nhẹ của hương bần như gợi nhớ thương về “hương đồng gió nội”.
Nguyên liệu để có được một nồi nấu lẩu bần rất đa dạng, ngoài trái bần chín hay nước cốt bần, cá dùng để nấu lẩu cũng tùy theo mùa, hoặc là cá basa hoặc là cá diêu hồng hay cá ngát, thậm chí bạn cũng có thể chế biến ba ba hay cua đinh để nấu với bần vì sẽ có những vị ngon khó cưỡng.
Bạn cũng có thể dùng kèm lẩu bần với bún tươi, các loại rau đồng nội của miền Tây sông nước như bông súng, so đũa, điên điển, bắp chuối thái… Hàng năm vào mùa nước nổi, người ta sử dụng các loại rau ăn kèm với lẩu bần khác như bông so đũa, bắp chuối hột, cọng bông súng và rau canh chua thông thường khác.
4. Bánh tét lá cẩm
ảnh: piggychun
Bánh tét ở Cần Thơ có rất nhiều loại, nhưng ngon nhất thì có lẽ thuộc về gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thuỷ. Con cháu dòng họ này đã góp công khiến cho đòn bánh tét trở nên độc đáo hơn bằng cách nấu lá cẩm lấy nước, đem xào nếp dẻo với nước cốt dừa rồi dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.
Để làm bánh, người ta cần dùng đầy đủ các nguyên liệu truyền thống như nếp cẩm, đậu xanh, nước cốt dừa, thịt mỡ, bánh tét. Một số loại bánh tét lá cẩm còn được bổ sung thêm một số thành phần bắt vị như mỡ hành, lòng đỏ hột vịt muối thịt heo.
5. Ốc nướng tiêu Cần Thơ
ảnh: ngaan.ngann
Ốc sẽ được luộc sơ qua rồi sẽ bỏ lên lửa than nướng, vừa nướng vừa bỏ thêm gia vị nước mắm đã làm sẵn gia vị như: bột ngọt, tiêu, tỏi,… khi thấy nước bên trong ốc bắt đầu sôi lên, hơi cạn xuống thì cho vào dĩa lót rau răm thơm phức.
Mon ốc nướng như vậy rất vừa ăn, có vị hơi cay, ngọt mặn, giòn giòn, ăn thịt rồi mà húp nước ốc cũng rất tuyệt. Hoặc ốc được nướng tươi sống khi vừa được bắt lên trong lúc nướng cho nước mắm, lại có vị chua cay gia vị vào, nướng cho đến khi nào hơi khét vỏ thì mùi thơm của nó càng hấp dẫn hơn, khi ăn rất giòn của thịt ốc.
6. Chuối nếp nướng Cần Thơ
ảnh: bachuaviahe
Chuối nếp Cần Thơ có hình dáng be bé, xinh xinh, không thon dài mà cũng không mập. Chuối nếp nướng muốn ngon thì phải chọn những trái có màu nâu giòn ở lớp nếp ngoài, màu trắng mềm ở lớp nếp trong, màu vàng vừa chín tới của trái chuối chứ không chọn loại chuối chín nhũn.
ảnh: linhchimm
Chỉ cần cầm trái chuối nướng nóng vùi trong tấm lá chuối tươi vừa mua ở gánh hàng rong, vừa xuýt xoa thổi vừa cắn ngập hàm răng vào, hẳn bạn sẽ thấy được cảm giác hạnh phúc khi được thưởng thức món ăn vừa lạ vừa hay. Món ăn này hoàn toàn không phải sơn hào hải vị, mà đơn giản đó là một thú ăn chơi, ăn một lần là ghiền luôn món chuối nướng thơm mùi ruộng đồng dân dã này.
7. Bánh tằm bì Cần Thơ
ảnh: thepetitechef
Bánh tầm bì ở Cần Thơ có một hương vị vô cùng đặc biệt: bánh luôn nóng hổi do được hấp trong một cái xững trên bếp than. Khi được tận mắt nhìn những sợi bì óng ánh tươm mỡ, thơm ngon bạn sẽ thấy phần nào dao động.
Món tằm bì này được tạo ra bởi hai nguyên liệu chính là bánh tầm và bì. Nếu như bánh tầm làm từ bột được pha chế có liều lượng, ép bằng khuôn rồi hấp; thì bì lại là thịt, da heo luộc mềm, lạng mỏng; sau đó đem thái thành sợi rồi trộn cùng với thính gạo, tỏi tươi băm nhuyễn, tỏi phi vàng, đường muối…
ảnh: liingc05
Vị mềm của bánh hòa chung nước dừa, bì giòn giòn, thịt ngọt ngọt và vị thính thơm nhẹ của các loại rau đã tạo thành món ăn tuyệt vời. Đặc biệt, bánh tầm bì ăn ít thấy ngán bởi các nguyên liệu đều không quá nhiều chất. Bánh tầm bì xứng đáng trở thành một món ăn sáng vừa rẻ, lại vừa giản dị. Dù đi nơi đâu, hay có là người Cần Thơ xa quê sau này thì mong có dịp thưởng thức lại những hương vị ấy.
8. Bánh hỏi – heo quay Phong Điền
ảnh: cheunda.s
Đến vùng đất Cần Thơ, nếu như bạn có dịp ghé thăm Phong Điền với những vườn trái cây trĩu quả, hay tham gia hoạt động dã ngoại một ngày tập làm nông dân cùng nhiều họat động như hái rau vườn, bơi thuyền và giăng lưới bắt cá… thì thật là tuyệt vời. Thêm nữa, chỉ cần bạn đừng quên ghé nhà vườn Minh Cảnh để thưởng thức món bánh hỏi – heo quay ngon tuyệt do chính nhà vườn làm ra.
ảnh: tttl1221
Bánh hỏi là món ăn dân dã được làm từ bột gạo, thường được ăn kèm với thịt heo quay, rau thơm và nước mắm chấm hoặc nước tương chua cay. Nếu như người miền Nam thích ăn bánh hỏi có tẩm mỡ hành thì người dân miền Trung lại thích ăn bánh hỏi thoa dầu lạc hoặc dầu dừa, trộn với lá hẹ xắt nhỏ. Và dù có là loại bánh nào đi chăng nữa thì cũng chứa đựng những hương vị riêng, không hề bị trộn lẫn.
Có thể bạn quan tâm:
- Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Cần Thơ tự túc từ A-Z, đi đâu, chơi gì, ở đâu ?
- Một ngày khám phá xứ Tây Đô (Cần Thơ)
- Bỏ túi những địa điểm du lịch nhất định phải đi tại Cần Thơ
binhqb94