Tadivui.com – Không chỉ là mãnh đất gắn liền với những địa danh lịch sử, những khu di tích văn hóa gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Du lịch Cao Bằng còn có những đặc sản nổi tiếng mà bất cứ ai đặt chân đến đều muốn một lần trải nghiệm.

1. Bánh coóng phù (Bánh trôi)

ảnh: khanhin3011

Coóng phù được làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ. Nhân bánh là lạc rang giã nhỏ, có thể trộn thêm đường và hạt vừng. Những viên coóng phù thường có màu trắng tinh, nhiều người trộn bột với gấc hoặc ngâm gạo với lá cẩm, lá dứa để tạo thêm màu sắc mới lạ, vị và mùi thơm khác nhau. Hoàn toàn không có chất tạo màu tạo mùi hóa học.

2. Bánh cuốn Cao Bằng

ảnh: nunu_uj

Món ăn này đặc biệt nhất ở nước dùng, không như người Hà Nội hay Hà Nam chấm bánh vào nước mắm gia giảm chua ngọt, người Cao Bằng lại nhúng bánh cuốn trong thứ nước dùng ninh từ xương ngọt ngào. Cũng bởi lẽ đó nên nhiều người cũng gọi bánh cuốn Cao Bằng là bánh cuốn canh, để phân biệt với loại bánh cuốn chấm nước mắm của người miền xuôi.

Nước canh ninh từ xương lợn từ tối hôm trước, nên khi chan ra bát là thấy rõ hương tủy xương thơm lựng, ngọt lịm. Mỗi bát nước dùng lại được thêm vào vài thìa thịt băm nhuyễn, rắc chút hành hoa mỡ màng mà mướt mát.

3. Phở chua

ảnh: ng.t.p.t

Đây là đặc sản của vùng đất Cao Bằng, góp phần làm phong phú cho nét văn hóa ẩm thực của các tỉnh miền núi phía Bắc. Phở chua với nhiều gia vị, thành phần như thịt ba chỉ rán giòn màu vàng sậm đẹp mắt, khoai tầu (củ to, bở và ngọt chỉ có ở tỉnh Bắc Cạn và Cao Bằng) được cắt sợi chiên giòn, gan lợn cắt mỏng, dạ dày lợn được làm sạch sau đó luộc qua rồi mới đem rán, thịt vịt quay béo tròn, trong bụng tẩm ướp các loại gia vị và đặc biệt không thể thiếu hương vị của lá móc mật. Bánh phở Cao Bằng thơm, dai, khó lẫn với những địa phương khác vì được làm từ gạo Cao Bằng ngọt mà dẻo.

4. Xôi xám Cao Bằng

ảnh: inham

Lên Cao Bằng, ta sẽ gặp món xôi trám ở khắp nơi, từ nhà hàng sang trọng, tiệc cưới hỏi cho tới những bữa ăn ấm cúng dịp cuối tuần của các gia đình. Không giống như những loại xôi khác, xôi trám Cao Bằng có vị thơm dịu dàng của nếp nương hòa với mùi thơm ngai ngái của trám rừng. Vị bùi của trám bao lấy những hạt nếp dẻo mọng, ăn hoài không ngấy và đặc biệt không có cảm giác bị nóng cổ dù ăn rất nhiều.

5. Vịt quay 7 vị

ảnh: anhngoc1853

Bất kì du khách nào đặt chân đến Cao Bằng, đều tấm tắc khen ngon khi thử món ăn này. Sở dĩ có tên gọi là vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng dùng đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt này.

Không như những món vịt thông thường, vịt quay Cao bằng ngay từ khâu chọn vịt đã rất công phu. Người dân Cao Bằng phải chọn vịt vừa phải chắc thịt, sáng lông. Quan trọng nhất là khâu ướp vịt với đủ 7 vị – Đây có lẽ là bí quyết riêng của người Tày sống ở tỉnh Cao Bằng nên khi quay vịt sẽ mang mùi thơm lạ hấp dẫn.

6. Lợn sữa quay

ảnh: ST

Tại Cao Bằng thường chọn loại lợn địa phương từ 4 – 6kg để quay. Lợn sữa sau khi sơ chế xong sẽ dùng giấy bản thấm khô mình con lợn, (nếu rửa bằng nước thịt sẽ bị nhão, không săn, mất hết vị thơm ngon).

Sau đó nhồi lá mác mật cùng các gia vị khác vào bụng lợn rồi khâu lại, dùng cây tre xuyên từ mõm tới đuôi rồi quay trên bếp than hồng, vừa quay vừa dùng mật ong và các gia vị khác phết lên mình con lợn để cho giòn bì và khỏi nứt. Thịt quay ngon là thịt vừa chín tới, bì vàng rộm, giòn tan, mùi thơm quyến rũ. Nước dùng chấm thịt lợn quay được pha chế theo một công thức rất riêng biệt.

7. Bò gác bếp

ảnh: ST

Nếu có dịp đến với vùng đất Cao Bằng thì bạn đừng bỏ qua món thịt bò gác bếp nhé. Trong đó, sấy khô là cách chế biến để bảo quản, dự trữ thịt bò của người dân địa phương, vừa để được lâu lại vừa có hương vị thơm ngon độc đáo.

ảnh: ST

Thịt bò dùng để sấy khô loại nào cũng ngon, không kén chọn. Nhưng ngon nhất vẫn là loại thịt mông, thịt bắp, vừa nạc vừa mềm. Thịt được xẻ ra thành từng miếng to nhỏ tùy ý. Nhưng thường to chừng hai ba ngón tay, dài chừng gang tay là vừa nhất. Thịt được tẩm ướp bằng muối, nước cốt gừng và đặc biệt không thể thiếu rượu trắng. Trước khi ướp, khía vài đường trên miếng thịt cho gia vị ngấm đều. Ướp xong dùng lạt tre tươi xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp.

8. Bánh trứng kiến

ảnh: anhngfood

Bánh Trứng Kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Cứ vào khoảng tháng 4 – 5 hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh. Người dân nơi đây thường lấy trứng kiến có thân nhỏ, đuôi nhọn, thường làm tổ trên cây vầu rồi mang về phi mỡ heo cho thơm, một chút lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và đem vào khay hấp.

ảnh: thuymui

Chờ đợi từng giây phút khi bánh chín, mùi thơm của lá vả thật hấp dẫn thực khách khi lần đầu thưởng thức món này. Cắn những miếng đầu tiên, bánh trứng kiến ăn dẻo và thơm ngậy mùi trứng kiến khiến bạn khó lòng cưỡng lại được.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94