Chùa Chén Kiểu là tên gọi dân gian của chùa Sà Lôn (Sro Lôn), chùa được người ta trang trí bằng cách dùng những mảnh vỡ sứ của chén, đĩa, kết hợp cùng những mảnh gạch men nhỏ,… ốp lên. Đó là lí do xuất hiện cái tên chùa Chén Kiểu.
Tọa lạc ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, cách trung tâm Sóc Trăng 12km về hướng Bạc Liêu. Tên chùa theo ngôn ngữ Khmer là Wath Sro Loun, có nguồn gốc từ tên của một con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa, và người ta dùng tên sông dể gọi chùa luôn.
Nét nổi bậc nhất của ngôi chùa nằm ở những bức tường, cột trụ, lan can,… những nơi đáng lẽ ra phải được tô xi măng thẳng tắp, hay lát gạch bông. Tường của ngôi chùa này được ốp bởi những mảnh chén dĩa, sành sứ với những hoa văn, họa tiết, màu sắc vô cùng bắt mắt.
Chùa được xây dựng vào khoảng 1815, đến thời chiến tranh chùa bị hư hại khá nặng, sau đó được những nhà sư dựng lại, cũng vì thiếu nguyên vậy liệu mà họ nảy ra ý tưởng lấy những mảnh vỡ chén dĩa ốp lên, vừa đẹp vừa đỡ chi phí. Nhờ đó mà tạo nên một ngôi chùa độc đáo như ngày nay.
Đến với chùa Chén Kiểu, ngoài việc ngắm nhìn nét độc đáo về văn hóa cũng như kiến trúc độc đáo của người Khmer. Bạn còn có thể chiêm ngưỡng một phần gia sản của người “nổi tiếng lục tỉnh” là Công tử Bạc Liêu, với chiếc tủ cẩn xà cừ, bộ Trường kỷ cùng 2 chiếc giường ngủ mùa hè và mà đông, tất cả lúc đó trị giá hơn 2000 giạ lúa. Những món đồ này được xem là rất quý giá (chỉ 1 chiếc giường đã ước lượng hơn 7 tỉ đồng) bởi nó được làm từ gỗ hiếm, cẩn xà cừ và được chạm khắc rất tỉ mỉ, công phu. Rất nhiều người đã trả giá cao để mua lại của chùa, nhưng chùa vẫn không bán để giữ nét đặc trưng.
Hơn thế, chùa còn là một nơi hành hương tâm linh rất linh thiên, khi đến chùa ngoài việc chiêm ngưỡng bản sắc văn hóa thì bạn còn có thể dâng hương cầu bình an. Chờ gì nữa mà không xách balo lên đi?