Tadivui.com – Du lịch Yên Bái ngoài sự phong phú và đa dạng với nhiều cảnh đẹp, thì bạn sẽ phải ngạc nhiên vì không thể ngờ vùng đất này lại có nhiều món ngon và độc đáo đến thế.

1. Thịt trâu gác bếp

ảnh: momiji1819

Đây là một đặc sản đã quá nổi tiếng không chỉ ở Yên Bái nói riêng mà còn cả vùng núi Tây Bắc nói chung. Thịt bắp trâu sẽ được tuyển chọn kĩ lưỡng thôi, sau đó ướp gia vị rồi hun khói trên bếp củi, bảo quản từ 8 – 1 năm mới gỡ xuống. Mùi hắc của khói ám vào thịt trâu ban đầu sẽ làm bạn khó quen, nhưng một khi đã “bắt được vị giác” rồi thì sẽ nghiện vị ngọt và cay đậm đà, khó quên.

2. Xôi ngũ sắc

ảnh: thquynhanh

Chưa biết mùi vị ra sao nhưng nhìn màu sắc thôi là đã thấy thu hút rồi. Năm màu của xôi tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ, về triết lý nhân sinh như màu đỏ tượng trung cho khát vọng, màu trắng là sự thủy chung, đầy ý nghĩa luôn. Xôi được nấu theo kiểu tự nhiên và không hề công nghiệp nên ăn vào cảm thấy rất thanh nhẹ.

3. Mận tam hoa

ảnh: huyen.nam97

Thường vào đầu tháng 5 âm lịch, mận chín và bắt đầu mùa thu hái. Mận tam hoa ở Mù Cang Chải quả to, màu đỏ, thịt bên trong hồng tươi và có vị đậm, chua nhưng không gắt, khiến người ta lưu luyến y như cảnh sắc Yên Bái vậy. Bạn nhớ chọn mận chưa chín tới để phòng trường hợp quả bị dập hay chín do nhiệt độ lúc vận chuyển nhé.

4. Chè Tuyết Suối Giang

ảnh: ST

Được chắt lọc từ cây Shan Tuyết vùng đồi núi Suối Giàng – hội tụ đủ cả hương, vị và sắc. Đặc biệt để có được những chén trà thơm ngon, các công đoạn sản xuất chè cũng phải được làm thủ công với bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc nơi đây.

5.Lạp xưởng Yên Bái

ảnh: vht.bee

Nguyên liệu để làm nên món lạp xưởng này gồm: thịt ba chỉ thái nhỏ, bột canh, hạt tiêu, mật ong, đường, rượu trắng…. Làm lạp xưởng phải cẩn thận chú ý đến thời gian tẩm ướp gia vị, chú ý đến khâu củi lửa, không được để lửa to quá, không được để tắt bếp trong giai đoạn thịt lên men.

ảnh: toccvangg

Nhiên liệu để sấy thịt và lạp xưởng cũng không hề đơn giản, phải là: bã mía, than hoa, vỏ trấu, lá quế tươi, nếu là củi thì phải là thân cây quế, thân càng tươi càng tốt. Theo những người làm nghề lạp xưởng cho biết thì nhiều người tham rẻ sẽ sấy bằng than tổ ong, rất độc hại. Củi thì cũng có rất nhiều loại gỗ chứa các chất độc, khói độc áp vào thịt sẽ có hại, nhất là gây đau bụng. Vì thế nhất thiết phải than hoa, hoặc củi quế.

6. Rượu thóc La Pán Tẩn

ảnh: ST

Để có được loại rượu thành phẩm ngon thì ngoài việc lựa chọn được loại thóc nương ngon (nguyên liệu chính để nấu rượu) còn phải có thêm một số các nguyên liệu không thể thiếu khác là men lá gia truyền và nước nguồn tinh khiết lấy từ trong các khe núi đá mang về.

Hiện tại, quá trình sản xuất rượu thóc của người Mông xã La Pán Tẩn vẫn hoàn toàn tuân thủ theo phương pháp cổ truyền. Tức là, thóc nương sau khi được làm sạch sẽ không xát mà để nguyên vỏ trấu cho vào chảo gang luộc trên bếp lửa từ 2 – 3 giờ đồng hồ. Khi thóc đã chín sẽ được múc ra cho nguội hẳn rồi rắc men lá trộn đều bỏ vào các thùng. Khoảng 2 – 3 ngày sau, khi các thứ trong thùng chứa bắt đầu lên men thì lại tiếp tục công đoạn ủ từ 7 – 8 ngày rồi mới cho vào chưng cất thành rượu.

ảnh: ST

Rượu nấu ra có nồng độ từ 47 đến 50 độ. Tuy có nồng độ cao, nhưng điều đặc biệt là rượu thóc La Pán Tẩn có vị êm say, thơm, ngọt, dễ uống chứ không có vị nồng, đắng như rượu ở một số nơi khác. Rượu không gây đau đầu, say cũng chỉ có cảm giác lâng lâng, đặc biệt càng ủ lâu ngày lại càng thơm ngon hơn…

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94