Tadivui.com – Vải thiều Lục Ngạn, cua da, gà đồi Yên Thế,… là những đặc sản nổi tiếng của mãnh đất Bắc Giang. Nếu có dịp đến du lịch Bắc Giang thì bạn nhất định phải thử hết những món ngon nơi này nhé.

1. Vải thiều Lục Ngạn

ảnh: ST

Đây chính là một trong những đặc sản ngon nổi tiếng ở Bắc Giang, nhắc tới vải thiều người ta nghĩ ngay tới quê hương của vải thiều, Bắc Giang. Đây được coi là một trong những sản vật truyền thống của vùng đất giàu tình cảm Bắc Giang.

ảnh: ST

Điều thú vị là hương vị đặc trưng của vải thiều, điểm khiến bạn mê ly vùng đất Bắc Giang, bởi vải ngọt, ăn mãi không biết chán. Ngoài vải tươi ở đây người dân còn sấy khô vải để giữ được hương vị của vải mà không làm mất đi vị ngọt đặc trưng của món đặc sản trứ danh Bắc Giang này.

2. Cua da Bắc Giang

ảnh: christelle149

Đây là món ăn khá nổi tiếng tại Bắc Giang, nếu bạn về thăm nơi đây vào mùa gió heo may sẽ được thưởng thức hương vị thơm ngon của món cua da, ngon nhất là món cua da hấp bia. Loại cua này chỉ sống tại các vùng ghềnh đá cạnh sông Cầu, chỉ xuất hiện vào 2 tháng mùa lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp. Cua da được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: cua rang muối, canh cua, chua rán…

3. Gà đồi Yên Thế

ảnh: iruathui

Khi nhắc đến những món ngon đặc sản nổi tiếng của Bắc Giang thì không thể không nói đến gà đồi Yên Thế. Thịt gà đồi thường chắc, ngọt và thơm chứ không nhão và dai. Ngon nhất là món thịt gà luộc chấm với muối lá chanh, nước luộc gà có thể dùng nấu mì chũ hoặc chan cùng với cơm cũng rất tuyệt vời. Gà đồi Yên Thế là món ăn ngon, độc đáo ở Bắc Giang được nhiều người ưa chuộng.

4. Bánh đa kế Bắc Giang

ảnh: 0126.1004

Đây chính là một trong những món ăn mang đậm chất vẻ mộc mạc thôn quê của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Làng bánh đa Kế nằm ngay trên QL.1A đang trở thành điểm đến của những người ưa khám phá. Món ăn này nhâm nhi cùng chén trà xanh, chè đắng đều rất thú vị. Bánh đa được tráng mỏng hình tròn, phía trên có rắc mè đen hoặc mè trắng rất hấp dẫn.

5. Bánh vắt vai

ảnh: ST

Đây là món ăn khá độc đáo của đồng bào dân tộc Cao Lan tại Lục Ngạn. Để làm ra những chiếc bánh vắt vai có vị thơm ngon, ngọt bùi này cần phải trải qua nhiều công đoạn: gạo nếp được nghiền nhỏ bằng cối xay đá; lá ngải cứu phải luộc lẫn nước vôi trong cho bớt vị chát, đắng, sau đó nghiền nhỏ và trộn cùng bột nếp. Sau khi nặn và gói xong, bánh sẽ được luộc cách thủy trong khoảng hai giờ đồng hồ, vớt ra để ráo nước là có thể thưởng thức được.

6. Bánh đúc Đồng Quan

ảnh: ST

Bánh đúc tại làng Đồng Quan được nhiều người yêu thích bởi bánh vừa có độ dẻo, vừa mát. Nhìn miếng bánh đúc vừa trắng ngần, bóng mịn, lấm tấm với nấy hạt lạc bùi bùi, giòn sần sật sẽ làm bạn chẳng thể nào cưỡng lại được mà cầm lên thưởng thức. Khi thưởng thức bánh đúc phải chấm với tương bần. Khi đó, cái vị ngọt của gạo, vị nồng của vôi, vị béo của dừa, vị mặn của tương, tất cả hòa quyện thành vị quê nồng đượm.

7. Chè kho Mỹ Độ

ảnh: runawayrice

Chè kho Mỹ Độ thường có màu vàng hơi sậm – màu của đỗ với những hạt vừng tấm trắng được rang thơm rắc lên mặt đĩa chè như là vì sao sa. Với những hương vị của đậu xanh, vừng, vị ngọt thanh của đường kính, vị béo thoảng của mỡ, hòa quyện vào nhau tạo nên chất đậm đà của quê hương. Khi thưởn thức một miếng chè đỗ bạn sẽ thấy được cảm giác thật khó tả: vị ngòn ngọt tan từ từ trong miệng.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94