Tadivui.com – Là một tỉnh nằm ở phía tây bắc của tổ quốc, Điện Biên ngoài những điểm du lịch nổi tiếng thì mãnh đất này còn lôi cuốn du khách với những món đặc sản nổi tiếng như: trâu gác bếp, xôi nếp nương, thịt xông khói,…

1. Chẩm chéo Điện Biên

ảnh: wintoie

Một trong những món ăn làm góp phần tạo nên hương vị rất riêng của ẩm thực của người Thái ở Điện Biên là món chấm đặc trưng mang tên chẳm chéo. Đây là món chấm không thể thiếu được trong các bữa ăn bình thường cũng như khi đãi khách của đồng bào Thái Điện Biên.

ảnh: ST

Thưởng thức bát chẳm chéo bao giờ cũng đỏ lựng ớt, nhón một chút xôi hay một miếng măng chấm vào bát chẳm chéo rồi đưa lên miệng thưởng thức, cảm nhận bao mùi vị lan tỏa nơi đầu lưỡi, xuýt xoa vì cay quá nhưng sao vẫn thấy hấp dẫn vô cùng. Cái vị cay cay, tê tê cứ dần ngấm vào mình, cảm giác đó khiến bạn khó có thể quên được.

2. Bánh dày Điện Biên

ảnh: ST

Đây là một đặc sản nổi tiếng của Điện Biên thể thiếu trong trong ngày tết của người dân tộc Mông. Món quà thiên nhiên ban tặng, tượng trưng cho trái đất tròn, môi trường sinh thái trong lành. Thưởng thức hương vị thơm ngon, thuần khiết của bánh dày nhưng ít ai nghĩ rằng bánh dày của người Mông làm rất công phu.

ảnh: nthuylinh.195

Bánh dày làm công phu nhưng để được rất lâu nhất là khi thời tiết chuyển lạnh đầu xuân. Người Mông có thể mang bánh dày nướng trên bếp than hồng, hay chấm với mật ong…hoặc ăn cùng với chả, giò khi bánh còn mềm, ngon mang vị khó quên.

3. Thịt xông khói Điện Biên

ảnh: ST

Là món ăn phổ biến của người dân tộc thiểu số sống ở các vùng rừng núi Tây bắc. Nếu ai được một lần có dịp thưởng thức món ăn này sẽ không thể nào quên cái hương vị thơm ngon là lạ của từng miếng thịt.

Thịt xông khói không phải ăn liền ngay mà phải qua chế biến mới ngon. Khi nào muốn ăn người dân đem miếng thịt xuống rửa hoặc cạo sạch lớp tro than bên ngoài rồi sau đó thái lát mỏng để xào nấu. Từ miếng thịt này có thể chế biến ra nhiều món: luộc, rán, xào,…Khi ăn có vị ngọt lại vừa dai vừa dòn ăn chẳng thấy ngán.

4. Xôi nếp nương Điện Biên

ảnh: nthuylinh.195

Nếp nương được trồng rất nhiều ở các tỉnh Tây Bắc nhưng khi nói đến loại nếp ngon nhất người ta thường nghĩ ngay đến nếp nương Điện Biên. Những hạt nếp nương Điện Biên thường căng tròn và khi nấu lên sẽ có vị ngọt, thơm, mềm dẻo. Cây lúa nếp Điện Biên được hấp thụ những dòng nước suối mát lạnh của núi rừng, cộng với khí hậu đặc trưng của vùng núi Tây Bắc đã làm cho lúa nếp nương ở đây săn, chắc, thơm vô cùng.

Nếp nương mà được những người phụ nữ Thái đồ xôi thì quả thật tuyệt vời xôi mềm, dẻo nhưng không dính tay. Người dân tộc Thái thường dùng xôi nếp nương chung với cá nướng, thịt lợn nướng…

5. Măng đắng Điện Biên

ảnh: hangnga161ussh

Măng rừng sau khi được hái về sẽ được người dân nơi đây chế biến thành những món luộc, hấp, xào, hầm xương, nướng chứ không ngâm muối nên vẫn còn giữ được vị đắng đặc trưng của loại măng này. Măng đắng là đặc sản truyền thống ở Điện Biên mà người dân thường sử dụng trong mỗi bữa cơm thường ngày.

6. Vịt om hoa chuối

ảnh: ST

Vịt được tẩm ướp các loại gia vị như ớt, gừng, xả, bột gà, mắc khén rồi đồ trong khoảng 3 tiếng, om thật nhỏ lửa. Món ăn này tuy màu sắc không được đẹp nhưng nếm thử sẽ thấy ngay cái vị đặc trưng không đâu có. Mới chỉ ngửi mùi thôi đã thấy đặc biệt, mùi hơi cay nồng nhưng khi đưa vào miệng vị ngọt, cay, bùi lan tỏa khiến ai cũng phải tấm tắc khen.

7. Bắp cải cuốn nhót xanh

ảnh: ST

Đây là một món khá dân dã nhưng cũng hết sức nổi tiếng tại Điện Biên, nhiều du khách miền xuôi thường hay truyền tai nhau rằng lên Điện Biên phải tìm bằng được ăn món “chẳm chéo”. Tuyệt chiêu hút khách của món bắp cải cuốn nhót xanh chính là “chẳm chéo”.

Nhót xanh tươi còn non trên cây được ngắt xuống, rửa sạch lớp phấn còn trắng bên ngoài. Cách ăn của món đặc sản Điện Biên này là lấy bắp cải cho nhót, gừng, mùi, lá tỏi vào cuốn rồi chấm với chẳm chéo. Miếng nào miếng nấy đều mang đủ vị chua, cay, mặn, ngọt và thơm lừng dù không có thịt nào.

8. Trâu gác bếp

ảnh: maolinlinh

Là một món ăn rất phổ biến của các tỉnh vùng núi Tây Bắc và ở Điện Biên cũng không ngoại lệ. Để làm được món thịt trâu ngon, người ta cần phải lọc cẩn thận hết gân, lọc sạch những phần thịt mỡ bạc nhạc, sau đó thái từng miếng dọc theo thớ rồi ướp với hỗn hợp các gia vị gồm: sả, gừng, tỏi, ớt khô băm nhỏ, mắc khén giã nát rồi để tầm khoảng 2-3 tiếng, sau đó sẽ được que xiên và sấy trên than củi, để xa cho thịt chín từ từ, chín đều.

Thịt được sấy cho đến khi vừa chín để không làm mất vị ngọt của thịt. Khi ăn, người ta hay cho vào chõ hấp lại khoảng 30 phút. Vị ngọt của thịt trâu đượm trong sự đậm đà của các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao.

Có thể bạn quan tâm:

tadivui.com